*******************************************************************************************************
Nguồn: Đăng trên Thế Giới Vô Hình.
Link: http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=206
Tác Giả: HaiPhong
Thông tin thêm về bài viết: Thần Quyền là một trong bộ chuyện ngắn 3 tập gồm Trị Bệnh, Thần Quyền và Ngày Về. Không gian và nhân vật trong chuyện Trị Bệnh được tiếp tục nhắc đến trong chuyện Thần Quyền. Thời gian khi bắt đầu ở chuyện Trị Bệnh và kết thúc ở chuyện Ngày Và là một khỏang dài gần 30 năm.
*******************************************************************************************************
Dạo này trời nóng bức, chiều chiều chị Hường, bạn gái anh Ngọc thường ẳm đứa em úc ra ngồi chơi với người bạn gái bán thuốc lá trước cửa nhà, bên lề đường cái.
Anh ngọc đã nghe mấy đứa nhỏ trong xóm báo cho biết, mấy hôm nay có một thanh niên lạ mặt đến ”dê” chị Hường. Lúc đầu tưởng là mấy đứa nhỏ nói xàm thôi, nên anh không để ý. Chiều nay nghĩ việc sớm, anh ra tủ thuốc ngồi nói chuyện rù rì với chị Hường.
Anh Ngọc đang trổ tài ăn nói, huyên thuyên hết chuyện này sang chuyện khác, thì một người thanh niên đạp xe đến, thắng cái rẹt, nhảy xuống, dựng xe rồi tự nhiên như đã quen tự thửa nào, rề lại bắt chuyện với chị Hường. Anh Ngọc cụt hứng, ngồi yên vừa nghe, vừa xem xét tình hình.
Người thanh niên lạ nói chuyện được một lúc, thì từ đầu hẻm kế bên, một thanh niên tà tà đi tới. Nhìn kỷ là anh chàng Tư Vịt. Con hẻm kế bên ít thanh niên, nên đa số chơi chung với thanh niên xóm bên này. Anh chàng Tư Vịt này chỉ mới dọn đến xóm kế bên sống độ một năm, không đi chơi, cà phê, cà pháo chung với thanh niên xóm bên này, nhưng anh ta thích tán dóc, nên cũng hay tụm năm, tụm ba, chuyện dãn với thanh niên xóm này. không hiểu cái biệt danh Tư Vịt do đâu mà có, nhưng từ ngày anh chàng xuất hiện đã có biệt danh này.
Anh chàng Tư Vịt cũng rề lại chuyện vãn tỉnh bơ… như người một nhà. Bây giờ thì đã quá rõ ràng, anh thanh niên lạ mặt là bạn của Tư Vịt, đến đây chơi với Tư Vịt, gặp và kết chị Hường nên chiều chiều đến để thả dê và hẹn Tư Vịt ra để yểm trợ.
Biết rỏ tình hình, anh Ngọc cũng tỉnh bơ nói chuyện, tỏ ra mình rộng lượng, để tình địch có cơ hộ cạnh tranh công bằng.
Kẹt một điều là có anh Ngọc ở đó, chị Hường đã thấy dội. Trong lúc nói chuyện anh thanh niên lại tấn công quá lố, khiến chị Hường vừa mắc cở với anh Ngọc, vừa bực anh thanh niên kia, ẳm em ngoe nguẩy đi về nhà. Lúc anh Ngọc đuổi theo thì thầm gì với chị Hường, thì anh thanh niên cũng quê độ dẫn xe đạp, cùng Tư Vịt tà tà đi ngược về ngõ hẻm vào nhà Tư Vịt.
Tưởng như chuyện chấm dứt nơi đây, vì thật ra cũng không có gì để làm ầm ỉ. Nhưng chuyện đời thường mười chuyện xảy ra giửa thanh niên, có liên quan đến ghệ gộc, thì hết chín chuyện phải giải quyết bắng sức mạnh. Anh Ngọc vừa về đến trước cửa nhà, thì hai, ba đứa nhỏ chạy tới nói lao xao:
-Anh Ngọc ơi, cái thằng dê chị Hường, bây giờ đang đứng ngoài đầu hẻm đó.
Trời đất, mấy đứa nhỏ này chưa nứt mắt, biết gì chuyện gái trai mà bày đặt ghen giùm. Trong người đã bắt đầu sôi máu, nhưng anh Ngọc vẩn làm bộ tỉnh bơ nói với mấy đứa nhỏ:
-Người ta đứng ngoài đường mắc mớ gì tới tao. Tụi bây lộn xộn quá.
Rồi anh tỉnh bơ đi vào nhà.
Bọn nhỏ thấy anh Ngọc bỏ vào nhà cũng dãn ra, chạy chơi chổ khác.
Chờ cho mấy đứa nhỏ chạy khuất anh Ngọc mới từ nhà bước ra, dọc theo tay phải của anh, ép giửa cánh tay và hông, là một thanh nửa dao, nữa kiếm, dài khoảng 60 cm nằm trong bao da. Đây là loại dao nhà binh lưởi dài khoảng 45 cm, cán dài khoảng 15 cm, giống cán lưởi lê, có thể gắn chặt lên đầu súng. Lưởi dao dẹp, bén một bề, như lưởi kiếm nhật, chỉ khác là thẳng chứ không cong.
Vừa đi được mấy bước thì anh Khanh từ đâu trờ tới hỏi:
-Ê Ngọc bửa nay xóm mình đi đâu hết rồi, nãy giờ tao không thấy ai hết vậy?
Bất chợt anh để ý đến con dao nằm ép theo cánh tay anh Ngọc, vội hỏi:
-Chuyện gì vậy mậy?
-Có người đến xóm mình quậy, tao ra nói chuyện với nó.
Anh Khanh nhìn anh Ngọc cười cười hỏi:
-Bộ mày định chơi nó thiệt hả?
-Để nói chuyện phải quấy với nó đã, không được thì tính sau.
Biết mà, cái thằng Ngọc có tiếng hoạt bát vui vẽ trong xóm này, bản tánh lại hiền lành, hồi nào tới giờ không rầy rà, động thủ với người trong xóm, cũng chưa từng thấy nó xuất thủ với người ngoài đường, thì làm gì có chuyện dám giác dao đi chém lộn. Chắc là muốn làm chuyện giật gân, hù thiên hạ một chút thôi. Ừ, để xem thằng Ngọc làm cái trò mèo gì đây. Anh Khanh cặp kè anh Ngọc vừa đi, vừa nghĩ như vậy.
Anh Khanh theo đạo Thiên Chúa, không tin nên không học thần quyền. Không học võ tay, nhưng nhờ tướng tá cao lớn, mập mạp, có sức, đánh lộn từ nhỏ đến lớn đã quen tay, dạn chân, gan dạ, nên khi ra đường rất có thớ. Với bà con lối xóm, thì anh cũng như anh Ngọc, đối xử rất hòa nhã, nên ít ai biết được, bước ra khỏi cái xóm lao động này, anh thuộc hạng dân có máu mặt.
Ra đến đầu hẻm, không thấy người thanh niên, anh Ngọc và anh Khanh đến bên tủ thuốc vừa nói chuyện vừa nhìn quanh chờ đợi. Chờ một lúc không thấy gì, mặt trời đã bắt đầu lặn, hai anh chuẩn bị về nhà, thì bất chợt người thanh niên cùng Tư Vịt từ trong hẻm Tư Vịt đi ra. Ra đến đầu hẻm, người thanh leo lên xe đạp, nhưng không đạp xe đi ngay, anh ngồi trên xe, chống một chân xuống đất nói chuyện với Tư Vịt. Anh Ngọc và anh Khanh liền xáp lại, sau lưng 2 anh bây giờ có thêm bốn năm đứa nhỏ, trong đó có tôi lớn nhất. Tôi đi theo sau, trong lòng tỉnh bơ, nghĩ là anh Ngọc chỉ hù tình địch thôi, chứ không đánh, chém gì đâu.
Anh Ngọc vừa xáp tới đã vô đề ngay:
-Anh bạn từ đâu đến vậy? định đến đây chơi nổi hả?
Người thanh niên ngồi trên xe, bị anh Ngọc kẹp sát hông trái, thất thế thấy rõ. Anh ta quay mặt sang anh Ngọc, liếc nhanh một vòng, thấy anh Khanh đang đứng kềm sau lưng, không cho Tư Vịt tiếp ứng, cộng thêm bốn năm đứa dứa nhỏ và cây dao trên tay anh Ngọc, anh thanh niên xuống tin thần, mặt tái mét, nhưng vẫn nói năn trôi trải:
-Tôi là bạn của Tư Vịt, đến đây với Tư Vịt, có quậy phá gì đâu.
Anh Ngọc nói:
-Người anh chọc ghẹo hồi nãy là bạn gái của tôi đó.
Anh thanh niên đáp lại:
-Tôi không biết là bạn gái của anh, nếu biết tôi đã không chọc.
Bây giờ Tư Vịt mới chen vào, vừa nói vừa ra bộ giểu cợt cho tình hình bờt căng thẳng:
-Bạn tao đó mà, quen không, chứ có xa lạ gì. Nếu tụi bây muốn đánh nhau, thì tao chạy trước.
Nói xong Tư Vịt quay lưng, nhỏng đít lên, chạy hai ba bước, rồi quay lại cười hề hề. Thì ra cái biệt danh Tư Vịt có lẽ xuất phát từ cách chạy nhỏng phao câu như vịt của anh chàng này.
Anh Ngọc dịu giọng:
-Nếu vậy coi như xong. Anh là bạn của Tư Vịt, đến đây chơi, chúng tôi cũng xem như bạn, miễn anh đừng cố tình chơi nổi là được rồi.
Hài lòng vì chuyện được giải quyết êm đẹp, không cần đến sức mạnh cơ bắp, anh Ngọc quay lưng, anh Khanh cũng rút theo, đám con nít lóc xóc chạy trước. Nhưng hai anh vừa đi được vài bước, thì có tiếng của người thanh niên gọi giật ngược phía sau lưng vọng tới:
-Ê mấy anh muốn đánh lộn phải hông? Có ngon thì quay lại đánh!
Chuyện lạ! Mới hồi nãy mặt mày xanh lè, nói năng cho qua chuyện, bây giờ rủ đánh lộn là sao?
Đám con nít giờ đã chạy vào hẻm, chỉ còn lại anh Ngọc, anh Khanh và tôi. Chúng tôi quay lại , thì chợt hiểu vì sao anh thanh niên bất ngờ nổi máu gà, muốn chọi nhau. Hiểu rồi thì cũng thấy hởi ôi luôn!
Phía bên kia đường vừa trờ đến một đoàn đạp xe. Năm, sáu thanh niên hạ xe, nhảy xuống.
Người thanh niên cũng buông xe, nhảy ra giửa lộ, tháp tùng với nhóm người mới đến. Tư Vịt bổng quay người, lạch bạch chạy tuốt vào hẻm. Lần này không phải giểu nữa mà là chạy thật, có lẽ Tư Vịt đã thấy thế kẹt của mình, binh bạn đánh nhau với người xóm bên cạnh thì hết đất dung thân, mà binh người xóm bên cạnh thì phải đánh nhau với bạn, còn đứng ra giàn xếp, thì lại không đủ gan. Thế nào cũng kẹt, thôi thì tam thập lục kế, tẩu là thượng sách.
Anh Ngọc bung ra giửa lộ. Xoẹt một tiếng, anh rút dao ra khỏi bao da, quăng cái bao da sang bên kia đường cho lọt tuốt xuống bờ sông, anh quơ dao loạn xà ngầu, cốt ý cho đám người kia sợ, không dám xáp lại gần.
Nhưng anh Ngọc đã lầm, anh khanh và tôi cũng lầm, vì rõ ràng đám người kia không sợ dao, họ tỉnh bơ nhào đến. Hai người trong bọn họ bọc ra phía ngoài xông thẳng đến anh Khanh. Còn lại khoảng bốn năm người vây anh Ngọc. Hình như họ đã quen chơi theo kiểu lấy thịt đè người.
Màn đêm buông xuống rất nhanh. Mấy phút trước đây mặt trời vừa mới bắt đầu lặng, còn nhìn rõ mặt người, giờ đã tối thui. Không biết là mai hay rủi mà hôm nay không cúp điện. Dưới ánh đèn đường, giửa cảnh tranh tối, tranh sáng, anh Ngọc đã vượt hẳn qua sát lề đường bên kia, bây giờ bên trái anh là bờ sông, nên chỉ còn ba mặt bỏ trống, cũng may bên phía đối phương, chưa ai bọc hậu, chận phía sau lưng anh. Anh vừa quơ dao, vừa lùi. Thoảng trong tiếng dậm chân thình thịch trên mặt đường, tiếng tay, chân vun ra, cùng tiếng con dao trên tay anh Ngọc xé gió nghe vùn vụt, bất chợt cùng một lúc, tiếng đọc thần chú của nhiều người vang lên lao xao.
Trời, thì ra cả đám người này đều dùng thần quyền! Hèn gì họ không kể số gì đến con dao trên tay anh Ngọc. Nhưng sao thần quyền gì mà cũng có màn đánh hội đồng thế này?
Mới mấy tháng trước, chúng tôi ngồi chơi nhà bác Lục, có một anh nữa như kể, nữa như hỏi bác Lục:
-Chú Lục ơi, con mới coi một trận đấu giửa một người học thần quyền và một người biết võ tay. Ngộ lắm, khi người thần quyền đánh người võ tay té, người thần quyền không xáp tới đánh bồi, mà chỉ bỏ bộ, vừa múa, vừa xoay quanh người nằm dưới đất, chờ cho người này đứng dậy mới đánh tiếp.
Tôi nhớ rõ ràng bác Lục đã đáp ngay:
-À, mấy ông thần anh hùng lắm, mấy ổng không bao giờ đánh người ngã ngựa. Mấy ổng cũng không lấy đông hiếp ít, mạnh hiếp yếu đâu.
Thần võ của bác lục và thần võ anh thanh niên trong xóm chứng kiến đều anh hùng, vậy thì võ thần cũa mấy người đang vây anh Ngọc và anh Khanh thuộc loại võ thần gì đây? Tệ gì cũng xa luân chiến, đánh tay đôi, người này thua thì thay người khác vào, chứ sao lại hè nhau xông vào cùng một lúc thế này. Hay là thần võ của họ đánh theo… trận pháp, thần võ bày thần trận?
Thật tình mà nói họ cũng có chút anh hùng, đó là không đếm xỉa gì đến thằng nhỏ dưới tuổi vị thành niên, ốm đói, xanh xao, là tôi đang đứng xớ rớ, hồ vía lên mây không biết làm sao để giúp anh Ngọc và anh Khanh.
Phía anh Khanh, bị hai người vây đánh rát quá, anh vừa đở vừa chạy về ngõ hẻm của mình, thoáng một cái anh đã chạy gần đến đấu hẽm. Có lẽ anh định chạy vào hẻm để hô bà con lối xóm cứu viện. Gấp quá đâm quýnh, thay vì chạy vào hẻm, anh rẽ vào hàng ba căn nhà mặt tiền đầu xóm. Nhà này nền thấp hơn mặt lộ, hàng ba chỉ rộng độ một thước, chung quanh rào kẻm gai. Đứng trên lề đường thì rào kẻm gai chỉ cao tới ngực, nhưng bước vào hàng ba nhà, thì hàng rào cao đến càm. Quýnh quá anh Khanh đã quẹo cua sớm mấy bước, lọt vào hàng ba nhà này. Hai người đuổi theo cũng nhào vào, hàng ba chật hẹp nên ba người quyến vòa nhau dồn cục và bắt đầu màn đô vật.
Võ thần đô vật tôi mới thấy lần đầu, hai võ thần đô vật, đè vật một người thì càng lạ hơn.
Phía anh Ngọc tình trạng còn tệ hại hơn. Thấy quơ dao cũng không chận được đám người kia, anh Ngọc liền ôm dao, quay lưng… tốc chạy về phía xóm mình. Nãy giờ cảnh lạ xãy ra liên tiếp, nhưng chưa có cái cảnh nào lạ đời như cảnh này, người tay không rượt người cầm dao chạy có cờ!
Tôi chạy lốc cốc theo sau, gắng mỡ hết tốc lực nhưng vẫn bị họ bỏ một khoảng xa. Thoáng một cái anh Ngọc đã tới đầu hẻm, nhưng đám người kia còn nhanh hơn, vài người vượt qua chặn trước mặt, số còn lại chia ra chặn giửa lộ và phía sau, không cho anh Ngọc rẽ vào xóm, hay thối lui hoặc tiến tới. Phía bên phải của anh Ngọc bây giờ là bờ sông, còn lại ba mặt bị vây, hết đường tiến thối!
Nãy giờ họ vừa đánh vừa rượt anh Ngọc, nên đòn thế loạn xà ngầu, hổn tạp, chưa ai đánh trúng ai. Bây giờ trận thế đã bày, cuộc tử sinh đã định. Tiếng đọc chú của nhiều người cùng một lúc lại vang lên lao xao. Và từ ba mặt họ phóng mình lên đá vào lưng, vào ngực, vào mặt anh Ngọc. Những cú đá bay phải công nhận là đẹp. Họ không cần lấy trớn, từ chỗ đứng vọt người lên đá song phi, độc cước, thân người gần như song song với mặt đường, chỉ có đầu là hơi cao hơn, hướng tới trước.
Tôi cũng vừa đến nơi, nhìn vào hàng ba, thấy anh Khanh đang vật ịch đụi với hai người kia, không đấm đá gì được, nên tôi cũng đở lo cho anh Khanh. Quay người định chạy sang lề bên kia, để tiếp anh Ngọc, thì tôi khựng lại. Trước mắt tôi một là một cảnh tượng hải hùng, dù nằm mơ tôi cũng không thể nào tưởng tượng ra nổi. Lẫn trong tiếng lao xoa đọc thần chú, thỉnh thoảng có tiếng thét cướp tinh thần địch thủ, bốn năm người phi thân lên đá, đáp xuống, rồi phi thân, vùng tấn công từ ngực anh Ngọc trở lên, trông giống như anh Ngọc đang bị một đàn chuồng chuồng khổng lồ bu quanh đầu. Anh Ngọc hôm nay cũng lạ, anh cầm dao né bên này, lạng bên kia, nãy giờ vẩn chưa bị đá trúng cú nào.
Cái kiểu này, tôi nhào vô là ăn đòn ngay. Mà chỉ cần trúng một cước, chắc tôi sẽ xỉu tại chỗ. Dù có nhào vô cũng không đánh họ được, vì họ bay cao hơn đầu tôi mà. Túng quá tôi cúi xuống lò dò tìm đá. Con đường này thường ngày sỏi lớn, đá to đầy hai bên lề, thế mà tối nay mò hoài vẫn không tìm ra cục nào!
Thất vọng tôi đứng lên nhìn sang bên kia đường. Trước mặt tôi anh Ngọc vẫn né tránh, nhưng đã kém nhanh nhẹn như lúc đầu. Sau lưng vang tiếng vật uỳnh uỵch của anh Khanh và hai đối thủ. Tôi chỉ còn biết tự trách mình sau nhỏ bé, yếu đuối thế này, mà quên hẳn việc chạy vào hẻm cầu cứu…
Hình như nãy giờ anh Ngọc chỉ lo lừa thế để quăng con dao, nên không đánh đấm gì được, cũng không vượt được vòng vây. Bất chợt anh xoay người, tay phải vung lên ném con dao ra sông. Chưa kịp rút tay về thủ thế thì bực một tiếng, anh trúng một phi cước vào ngực, loạng choạng lui về phía sau… một bước, người anh lao đao, theo phản ứng tự nhiên anh cố gượng lại giữ thăng bằng… hai bước, người anh vẫn lao đao, tình thế thật nguy ngập, anh mà té xuống, cái đám người này tràn lên dậm trên người anh cũng đủ bỏ mạng. Chân phải anh lùi thêm môt bước nữa. Bất chợt người anh rùng xuống, đứng khựng lạ vững vàng. Rồi anh rút chân trái từ trước về, gát tréo ngang chân phải và hụp người xuống, vừa vặn tránh được hai cú đá cùng một lúc. Một cú song phi từ sau tới nhắm vào ót, một cú từ phía trước nhắm vào ngực. Người phía trước hụt đòn rút chân về, người phía sau dùng phi cườc, nên khi hụt đòn vượt qua đầu anh Ngọc đáp xuống. Lạ là đồng bọn họ khi đánh người hụt đòn thì dừng lại kịp thời, không đánh trúng người cùng phe.
Tôi ngờ ngợ là chuyện lạ lại sắp xảy ra. Cho đến phút này tôi mới chợt nhớ anh Ngọc là học trò cưng của bác Lục, đã được chân truyền thần quyền và bùa chú gần 3 năm rồi. Nãy giờ hoảng quá nên tôi quên phứt.
Nhưng sao kỳ quá, anh Ngọc như đang ngồi, hai chân tréo vào nhau, nhón gót, mông chỉ cách mặt đất khoảng 20 cm. Nếu hạ người xuống đất thì thành ra ngồi xếp bằng. Với tư thế này, chẳng khác nào tự khóa cặp chân mình, đánh đấm gì được. Thất thế thấy rõ!
Bất chợt giửa những tiếng đọc chú lao xao, từng tràng thần chú hùng hồn vang lên, dồn dập, gay gắt, ngắn, sắc như ra lệnh. Khuôn mặt anh Ngọc bổng đỏ rực dưới ánh đèn đường, thì ra những câu thần chú vừa rồi phát ra từ miệng anh. Rồi với tấn pháp đầy thất bại đó, tay phải thủ xéo trước ngực, tay trái anh anh rút lên cao, nắm chặt và đấm mạnh xuống mặt đường lõm chỏm sỏi. Cùng với tiếng chát phát ra khi nắm đấm của anh chạm mặt đường, cả thân người anh vọt lên cao, chân trái anh bung ra đá bật người đứng trước mặt vừa xáp tới giở chân định đá vào mặt anh. Thần quyền đã trổ thần oai! Tôi, một thằng nhóc võ người còn chưa biết, làm sao đoán biết được những chiêu thức kỳ bí của võ thần.
Đang lơ lửng trên không, mặt nhìn về phía trước, thì một phi cước phóng tới càm trái của anh. Dường như thấy được cú đá, dù không nhìn, cả người anh, đang lơ lửng không điểm tựa, không biết bằng cách nào, bổng dưng xoay ngang qua phải, vọt ra khỏi tầm đá. Phía bên phải của anh là bờ sông, nên khi vọt khỏi tầm đá, hết trớn, anh rơi luôn xuống sông! Lúc này nước cạn, nên anh rơi xuống bảy sình nghe cái chẹp. Từ dưới mé sông, tiếng đọc thần chú của anh vang lên từng tràng, gay gắt hơn. Đám người kia vừa múa tay vừa tiến lại bờ sông, có lẽ họ định chờ anh Ngọc ngoi lên thì đá cho văng ngược xuống sông. Bổng dưng họ đồng lúc khựng lại, miệng thôi đọc chú, tay ngưng múa, lóng cóng, ngơ ngác nhìn nhau. Cùng lúc đó từ dưới sông, anh Ngọc vọt người lên, hai tay giang ra, các ngón cong lại, người anh trong tư thế của con ó chuẩn bị xà xuống vồ mồi. Anh chưa kịp xà xuống thì đám người kia, bổng dưng tốc chạy về hướng những chiếc xe đạp của họ, leo lên xe và biến mất trong bóng đêm, nhanh đến ngỡ ngàng, như lúc họ đến.
Cũng trong lúc này bên phía anh Khanh một bóng người vọt ra khỏi hàng rào, nghe xoạt một tiếng, khỏi cần nhìn rỏ cũng biết, quần hay áo bị chì gai quào rách rồi! Phải công nhận kinh công của người này thật khủng khiếp, đang vật lộn ịch đụi trong khoảng không gian chật hẹp, không chổ lấy trớn, vậy mà thân người vọt khỏi hàng rào cao đến càm và lao xéo tới trước.
Bổng có tiếng chân nhịp đều từ trong hẻm vang lên. Một người trong xóm, quần xọt, ao trắng, mập, cao, dáng chậm chạp bước ra. Anh Khanh la lớn:
-Chín sữa, thằng đó đến đánh người xóm mình đó, chận nó lại!
Thường ngày chúng tôi bắt chước các cháu của anh này, gọi anh là chú chín, nhưng trong lúc nói chuyện chơi, thường gọi anh là chín sữa, vì khuôn mặt anh tròn đầy, như con nít sổ sữa. Anh tính hề hà, tà tà, chẳng có vẽ gì nhanh nhẹn, thế mà hôm nay anh lẹ vô cùng. Tiếng ”đâu?” anh cất lên hỏi anh Khanh chưa dứt, thì vừa vặn người trong hàng rào vọt ra, đáp ngay xuống trước mặt anh. Chín sữa ra luôn hai động tác cùng một lúc, tay phải chộp đầu người kia kéo xuống, gối phải bung lên. Bực. Người kia trúng gối bật ngược lên, lạng ngươi sang một bên, chạy mất.
Bên kia đường anh Ngọc cũng vừa đáp xuống lề đất, anh đứng yên nhìn người bỏ chạy không thèm rượt.
Bổng tiếng anh Khanh cất lên hồ hởi:
-Bắt được một thằng rồi!
Thì ra anh đang nằm đè lên người thanh niên còn lại. Anh mập mạp, nặng ký, chổ lại chật, người thanh niên nằm dưới hết đường vùng vẫy, thần võ đã xuất, đồng bọn đã chạy mất, bỏ lại mình anh, lại nghe tiếng viện binh từ trong xóm đổ ra, nên đành nằm xuôi xị, chấp nhận làm tù binh, phó mặt cho số phần đưa đẩy.
Chín sữa quay sang tôi cười hề hề:
-Tao mới vừa ra, thấy nó rớt ngay trước mặt, nắm đầu lên được có một cái gối, thì nó chạy mất. Đm, phải hồi nảy nắm tóc thì bắt được một thằng nữa rồi!
Từ bên kia đường nhìn tình hình anh Ngọc biết phe ta đã toàn thắng, anh yên tâm gọi với sang:
-Ê Phong, mày tìm đôi dép da của anh, mang về nhà dùm. Anh xuống tắm, mình mẩy dính sình hết rồi.
Thật ra anh trở xuống sông tìm con dao và bao da, đưa cho chín sữa đem dấu rồi mới tắm. Sợ chút nữa công an tới tìm được con dao là toi mạng.
Tôi chạy ngược lại nơi mới bắt đầu đánh nhau, lần mò tìm được đôi dép da của anh Ngọc. Khi trở lại đầu xóm, thì người lớn, trẻ nhỏ, đàn bà, đàn ông đã tràn ra, đứng chật cả ngõ hẻm, vây kín cả hàng rào, trong đó anh Khanh đang khoá tay, dựng người thanh niên tù binh dậy.
Tiếng con nít, người lớn bàn tán, kể lể rùm beng. Vài người đàn ông cất tiếng gay gắt:
-Ở đâu tới đây quậy hả, đánh chết mẹ nó đi.
-Ừ đánh cho nó bỏ thói quậy.
Một người thực tế hơn, lên tiếng:
-Trói nó lại giải lên công an phường đi.
-Ừ, nhưng phải gọi tổ trưởng xóm mình chớ. Đứa nào chạy vào mời cô tổ trưởng coi!
-Đứa nào đi kiếm sơi dây ra đây!
Mỗi người một câu, ì xèo cả một khúc đường.
Tổ trưởng chưa ra tới, thím tổ phó đã tới. Từ trong hẻm đi ra, nghe con nít kể lể, thím đã nắm được tình hình sơ bộ. Ra đến đầu hẻm thím lớn tiếng hỏi:
-Đâu, đứa nào đến đấy đánh lộn đâu?
Mọi người dạt ra nhường chỗ cho thím. Anh thanh niên, biết đã hết cơ hội thoát thân, nên dù anh Khanh chỉ còn kềm hờ phía sau, anh vẫn đứng yên, xuôi xị.
Thím tổ phó bước đến gần nói:
-Trai tráng không lo làm ăn, đi phá làng phá xóóóm.
Cùng với chữ ”xóm” kéo dài, nhấn mạnh, thật bất ngờ, thím tổ phó đưa tay ký mạnh lên đầu anh thanh niên nghe cái cốc. Anh thanh niên giật mình la lớn:
-Trời ơi, chết tôi rồi.
Ủa, tổ phó còn đánh người phá phách, vậy thì thường dân cũng được quyền đánh chớ bộ. Tự nhiên mấy chục bàn tay đưa ra, thay nhau cú lốc cốc trên đầu anh thanh niên, khiến anh nữa đau, nữa hoảng la làng chói lói. Hùm thiên khi đã xa cơ cũng hèn là cảnh này đây.
Tôi nhìn thấy cảnh cú hội chợ này, tự nhiên lòng trùng xuống. Mới lúc nãy, nhìn cảnh anh này cùng đồng bọn đánh hội đồng anh Ngọc và anh Khanh, tôi đã căm ghét, muốn ăn thua đủ với họ mà không có sức. Nếu lúc nãy, tôi tìm được đá, sỏi, thì có lẽ người của bọn họ đã trúng ám khí của tôi rồi. Giờ nhìn cảnh người thanh niên thất thế, bị một đám người xúm vào cú, ký, lòng căm ghét của tôi biến đâu mất, lòng thương hại bùng lên. Nhưng biết nói gì bây giờ, bà con trả thù cho anh Ngọc và anh Khanh đó mà.
Không đành lòng nhìn cảnh tượng trước mắt, tôi xách đôi dép da của anh Ngọc đi tuốt vào xóm.
Cất đôi dép xong tôi đứng lóng ngóng giữa hẻm, không muốn ra đầu đường, vì không muốn nhìn cảnh sa cơ, thất thế của anh thanh niên, mà ở đây thì chẳng biết làm gì.
Đang lóng ngóng thì một đám con nít hộc tốc chạy vào, vừa chạy vừa la thiếu điều dậy sóc:
-Tụi nó kéo người đến gải vây cho đồng bọn!
Từ nhỏ tới giờ thường nghe câu ”giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” nói về truyền thống oai hùng của người Việt, nhưng chưa từng thấy qua. Hôm nay mới được sáng mắt. Có thấy mới biết dân mình oai hùng đến cở nào. Không chỉ có đàn bà, mà cả con nít, ông già cũng chào rào kéo ra đầu xóm.
Đám thanh niên đó kéo thêm người trở lại thật! Có lẽ sau khi chạy về căn cứ, họp mặt, điểm quân, phát giác ra phe ta có người bị bắt sống, họ dốc toàn lực trở lại giải vây. Đến nơi, thấy một rừng người đang đứng chờ, họ lạnh cẳng, quay đầu, dông tuốt.
Thêm một hồi xôn xao. Dì tổ trưởng lên tiếng:
-Giải nó lên phường, để ở đây một hồi, đồng bọn nó đến sanh thêm chuyện. Thằng Ngọc, thằng Khanh đi lên phường luôn.
Từ lúc người thanh niên bị trói và vây chặt bởi một rừng người, anh Khanh rảnh tay, định lẩn về nhà, nhưng chưa kịp đi, đã bị dì tổ trưởng gọi đích danh, anh lên tiếng:
-Con đâu có đánh lộn, con thấy bọn này đánh thằng Ngọc, nên con giải vây cho thằng Ngọc, chứ vụ này… đâu mắc mớ gì tới con, mà phải lên phường.
Anh Ngọc đã tắm rửa thay đồ xong, biết mình là đầu dây mối nhợ của chuyện đêm nay, nên anh ra đầu xóm đứng chờ tổ trưởng giải quyết. Nghe anh Khanh nói, anh gắng nhịn cười tiếp lời:
-Đúng rồi đó dì. Thằng Khanh chỉ giải vây cho con thôi, nó không mắc mớ gì đến chuyện này. Đầu dây mối nhợ chỉ có mình con, con theo dì lên phường. Rồi anh quay sang anh Khanh nháy nháy mắt ngầm bảo ”lẫn đi, ở đó bả giải lên phường phiền lắm”
Tiếng người xung quanh nỗi lên xôn xao:
-Đúng rồi! Thằng Khanh giải vây cho bạn thôi, giải nó lên phường làm gì.
-Bọn kia cả đám người xúm đánh thằng Ngọc, nếu vậy sao không đi bắt hết bọn kia lên phường đi!
-Đông người thêm phiền chứ ích gì, lỡ hai thằng nó bị nhốt, có phải phiền hai giai đình đi nuôi cơm không.
-Thằng Ngọc đã chịu nhận, giải nó lên phường đủ rồi.
Nhân lúc lao xao anh Khanh lẫn ra khỏi đám đông, dọt tuốt về, đóng cửa, im hơi, lặng tiếng.
Dì tổ trưởng giải anh anh niên và anh Ngọc lên phường, sau lưng dì một nhóm người trong xóm lạch xạch đi theo, nữa để ủng hộ tinh thần, nữa muốn xem cho biết phường giải quyết vụ việc ra sao cho thỏa tính tò mò.
Ông tám, dòng dõi võ gia truyền, cha mẹ mất sớm, ở với chú, thím, đến năm mười chín tuổi, thấy không êm, bỏ nhà chú đi hoang. Gia nhập giới bụi đời, nhờ võ gia truyền, ông mau chóng nhảy lên hàng anh chị, rồi nỗi tiếng một thời, khoảng hai mươi năm trước, ông hồi đầu, hoàng lương cùng bà tám về hẻm này cắm dùi, lập nghiệp, giờ đã lên lảo làng. Thường ngày ông ít nói, chí thú giúp bà tám buôn bán kiếm sống. Không hiểu ông và anh Ngọc nghiệp duyên kiếp trước thế nào, mà kiếp này ông rất mến anh Ngọc.
Nãy giờ ông ngồi trong nhà, ai chạo rạo mặc ai. Chừng một nhóm người theo dì tổ trưởng lên phường, vài người đứng lác đác ngoài xóm tiếp tục nói chuyện đánh nhau, phần còn lại kéo vào giữa xóm, ông mới ra ngồi nghe chuyện. Đã rõ đầu đuôi, ông bực mình lên tiếng:
-Tụi nó đánh ai, chớ đánh thằng Ngọc, tụi nó mà trở lại một lần nữa, tôi liều cái mạng già với tụi nó.
Không cần để ông tám phải chờ lâu, mọi người vừa nói qua, nói lại thêm vài câu, thì đám con nít lại rậm rật chạy vào la làng:
-Tụi nó trở lại nữa!
Ông tám thực hiện lời vừa nói ngay lập tức. Ông đứng vụt lên, cái dáng lọm khọm thường ngày biến mất, nhưng cái tướng đi hai hàng vẫn còn. Ông chạy lè bè vào nhà, sách khúc dầu vuông to bản, dài hơn thước rưởi, lè bè vừa chạy, vừa cởi áo ka-ki mặc trên người quăng ngược vào nhà. Sau lưng ông tiếng bà tám la ơi ới:
-Ông đi đâu vậy? Chỗ thanh niên đánh lộn, đánh lạo, ông già cả ra đó làm gì! Ông ơi…
Ông bỏ mặc bà tám kêu réo. Ông phải ra đánh bỏ mẹ cái đám thanh niên ngang tàng, đã đánh hội đồng thằng Ngọc còn dám trở đi, trở lại cái xóm này kiếm chuyện. Ông vừa chạy được một khúc, thì thấy bà con từ đầu hẻm rần rần chạy ngược vào. Có tiếng la thất thanh:
-Tụi nó dẫn công an tới.
Ông tám quay mình một trăm tám chục độ, lè bè chạy ngược vào nhà, dấu khúc dầu vuông xuống gầm giường, với tay lượm chiếc áo ông quăng vào nhà lúc nãy vẫn còn nằm trên sàng nhà, vì bà tám giận không thèm lượm đem cất cho ông. Ông mặc nhanh áo vào, rồi ngồi xuống chiếc ghế bố, dáng ông bổng dưng trở lại lọm khọm, lọm khọm hơn cả ngày thường. Nếu công an có vào đây, chắc không để ý đến ông, một người già đang nghĩ ngơi sau một ngày lao động. Làm gì có chuyện người già cả như ông tranh hùng, tranh bá với đám thanh niên chớ!
Rồi lại có tiếng la lớn:
-Tụi nó dẫn công an đi luôn rồi, không có vào xóm.
Thì ra sau khi kéo đồng bọn đến giải vây, chạm phải một rừng người đứng chờ đón, đám thanh niên quay ngược về nhờ pháp luật. Họ nhờ công an, không biết thuộc khu vực nào, đến đây đòi người. Nhưng khi nghe phong phanh đồng bọn của họ đã bị giải lên phường, họ nhắm hướng phường trực chỉ.
Nãy giờ có một chuyện đánh lộn mà cứ rần trời, bà con đã mệt mõi, người lớn ai về nhà nấy. Không khí bớt chộn rộn, chỉ còn đám lóc nhóc đứng giửa xóm.
Bác Lục sau một thời gian dài thất nghiệp, đã được nhà nước nhận vào làm công nhân viên giao thông vận tải. Bác vẫn làm tài xế, thường chuyên chở những tuyến đường gần, nhưng lúc này hơi bận rộn, bác thường về nhà trể.
Hôm nay cũng vậy, bác về đến đầu xóm, thì anh Ngọc đã bị giải lên phường rồi. Từ đầu xóm đi vào đến giửa xóm, bác đã nắm đầy đủ thông tin về chiến cuộc vừa xảy ra.
Đến giữa xóm, thấy một đám trẻ đang đứng lỏng nhỏng, bác dừng lại nhìn, đôi mắt sáng rực trong cảnh tranh tối, tranh sáng, bác lớn tiếng, giọng gằn gằn có vẽ giận:
-Tui đã dặn mấy đứa bây hoài, chừng nào bị người ta bức hiếp, dồn ép đến đường cùng mới được ra tay. Tại sao không nghe lời tui?
Tôi điến hồn đứng yên. Đây là lần đầu tiên tôi thấy bác có vẽ giận và lớn tiếng với người trong xóm. Hồi nào tới giờ tôi chỉ thấy bác giận và lớn tiếng với mấy con ma, tà trong mình người bị nhập thôi.
Có tiếng lao xao trả lời:
-Không phải đâu bác…
-Không phải vậy đâu chú…
-Anh Ngọc không cố ý đánh nhau, tại họ ỷ đông….
Bác Lục quét đôi mắt sáng quắc nhìn quanh một vòng, chợt bác phát giác ra trong cái đám choi choi này, không có ai là… học trò, đệ tử của bác hết! Chỉ có thằng phong… cái thằng Phong này hay theo chân thằng Ngọc đến nhà bác. Bác trị bệnh, luyện thần quyền cho đệ tử nó đều đến xem. Thậm chí lúc bác ngồi dạy chuyện đời, chuyện đạo cho đám đệ tử cũng có nó… nhưng nó chưa nhập môn mà!
Bác khịt một tiếng, quay mình đi về nhà chờ tin thằng học trò. Dạo này bận rộn ít có dịp truyền pháp, dạy dỗ đám nhỏ, tụi nó bắt đầu lộng rồi. Cái thằng Ngọc thường ngày hiền lành, vui vẽ, sao bây giờ học đòi quậy phá thế này. Thời buổi khó khăn, thuốc men khan hiếm, bao nhiêu người bệnh cần được cứu chữa, không lo cứu người làm phước… bác khịt thêm một tiếng nữa rồi quẹo vào nhà.
Tại phường anh thanh niên khai với công an:
-Tự nhiên cả xóm xúm lại đánh tôi.
Rồi anh quay sang chỉ vào anh Ngọc:
-Còn anh nào cầm dao chém vào ngực tôi.
Và anh vạch áo, đưa cho công an xem những đường trầy đỏ ửng trên ngực.
Thật ghê gớm cho lòng thù hận của con người. Làm gì có chuyện tự nhiên người ta xúm đánh anh. Rõ ràng từ đầu chí cuối, anh này cùng một người nữa đè vật anh Khanh, không nằm trong nhóm vây đánh anh Ngọc, thế mà bây giờ tức vì bị cả xóm cú vào đầu, anh đổ tội lên người anh Ngọc.
Anh Ngọc cũng không vừa. Anh điềm tỉnh khai báo với công:
-Xin xét giùm, nếu anh này nói bị tôi chém, thì hung khí, tang vật đâu? Không có tang vật, là anh này khai gian đó. Còn nữa, xin nhìn đây, áo anh này lũng lỗ chổ, rõ ràng bị vướng vào dây chì gai, dao chém thì áo bị rách chớ sao lủng?
Anh chỉ vào ngực anh thanh niên nói tiếp:
-Còn nữa nè, vết trầy này dài sọc, kéo dài từ ngực xuốn tới bụng, nếu nói bị chém bằng dao, dao nào dài dữ vậy? còn thêm bao nhiêu vết trầy ngắn dài nữa, rõ ràng là bị chì gai quào, nếu thật sự bị chém bao nhiêu nhát, chắc cái ngực của anh này thành thịt bầm rồi!
Rồi anh quay sang hìn thẳng vào mắt anh thanh niên cười cười hỏi:
-Hay là anh có học gồng, dao chém không đứt?
Anh thanh niên đớ lưởi, ú ớ. Chết cha, định khai gian trả cái thù bị cú u đầu, dè đâu bị kẹt. Nếu phun ra cái vụ thần quyền, không chừng bị giam ở phường này mút chỉ…
Người công an gật gù:
-Anh kia khai báo cho thật thà đi, vụ việc thế nào!
Anh thanh niên đang ú ớ, không biết phải khai báo thế nào cho xuôi, vì hồi chiều anh vừa đạp xe đến, là cùng đồng bọn buôn xe nhào vô đánh, có biết ất giáp gì đâu!
May phước cho anh, đang ú ớ chưa biết khai báo thế nào, thì đồng bọn của anh đi chung với công an tới. Hai người công an hội ý với nhau rồi công phường anh Ngọc tuyên bố:
-Thanh niên đánh nhau không gây thương tích, chuyện cũng không có gì, nay công an phường anh bảo lảnh anh về, thì tôi cũng thả người của phường tôi. Vụ việc không nghiêm trọng. Nay sử quề, anh có chịu không?
Còn chờ gì nữa mà không chịu. Anh thanh niên mặt mày hớn hở. Người công an lại nói tiếp:
-Nay đã xử quề, các anh phải giử tinh thần đoàn kết. Về lo mà lao động. Còn đánh nhau nữa, tôi bắt giam tất.
Phường tha bổng cho anh Ngọc, chứ gia đình anh không tha cho anh. Về đến nhà anh nhận ngay lệnh giam lỏng, kể từ hôm nay, đi làm xong về nhà, không được đi đâu nữa bước.
Nhưng lệnh giam lỏng cũng không tồn tại được lâu. Hôm sau Tư Vịt bắn tin, người bên kia hẹn anh Ngọc và anh Khanh ra ngã ba đường, cách xóm tôi vài cây số để giảng hòa. Không biết hai bậc thầy của hai phái có ra mặt cho học trò không, mà sự việc rồi cũng êm xuôi. Nghe nói người thanh niên bị cú xưng đầu, long óc phải đi nằm bệnh viện. Từ đó đám thanh niên kia không còn đụng độ với người xóm tôi nữa.
Sau ngày đó anh Khanh sử dụng một thành ngữ mới ”đánh cho xuất thần”. Chỉ vài ngày sau, thành ngữ này đã được sử dụng rộng rải trong đám thanh thiếu niên của xóm. Thỉnh thoảng khi nói chuyện với chơi nhau, hay nghe câu:
-Mầy cà chớn tao đánh cho xuất thần bây giờ.
-Thần quyền hả, tao đánh cho xuất thần luôn
Cũng sau ngày đó, bác Lục dạy thêm cách sử dụng phép tom cho các học trò, đệ tử. Thật ra phép tom này học trò, đệ tử nào cũng đều được bác dạy. Nhưng cách sử dụng thì có người vẩn chưa biết rõ. Đó là:
-Nếu biết là phải tử chiến, thì gắng tranh thủ làm phép tom vị thần võ trong mình trước. Làm xong phép tom thì người còn thần võ còn, người mất thần võ mất.
-Nhưng phải nhớ, bao giờ bị người ta bức hiếp, dồn ép mình vào đường cùng mới được ra tay!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét