Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Thuật Xuất Vía Theo Phương Pháp Khoa Học Huyền Bí Tây Phương - Chương 05

*******************************************************************************************************
Nguồn: Đăng trên Tâm Linh Và Hạnh Phúc
Link: http://tamlinhvahanhphuc.forumotion.net/t179-topic
Tác Giả: Do ÁNH SÁNG ÚC CHÂU – T2 biên soạn năm 2005
Thông tin thêm về bài viết: Sách tham khảo. Không nên tập theo nếu không có sự hướng dẫn của minh sư.
*******************************************************************************************************

5.- Sự Chuyển Di Thần Thức.

Bài tập sau đây sẽ giúp cho các bạn phát triển khả năng , làm cho thần thức xuất ra khỏi thể xác; đây là một dạng của CHUYỂN DI Ý THỨC (THỂ TRÍ – xem ở chương 7).

Trong bài tập nầy, THẦN THỨC sẻ được nhập vào một vật thể bất động nằm ngoài thân thể.

a .- Đầu tiên lấy một cái ly, để trên cái bàn, ở một góc phòng.

b.- Sau đó đi đến một góc phòng đối diện, cũng cùng một phòng với cái ly, bạn ngồi xuống, mặt đối diện với cái ly được đặt ở phòng kia.

c.- Bạn hảy ngồi với một tư thế thoải mái, mắt nhắm lại, rồi hảy tưởng tượng, thân thể bạn từ từ biến thành hình dạng của cái ly đó, và cuối cùng bạn trở thành cái ly đó.

d.- Sau khi bạn đả trở thành một cái ly giống hệt cái ly đặt ở góc phòng, tiếp theo bạn hảy cố gắng cảm nhận là bạn đang ở đúng vị trí của cái ly đang ở góc phòng nầy, vì hiện thời bạn là một cái ly, đang được nằm trên bàn và hảy quên đi tất cả những gì thuộc về cơ thể và cá nhân của mình.

Bây giờ, bạn hảy nhìn mọi vật chung quanh phòng, ở vị trí và góc độ của cái ly, vì hiện thời cơ thể của bạn là cái ly. Thí dụ: từ vị trí của cái ly ở cuối phòng, bạn hảy nhìn cơ thể của bạn đang ngồi mắt đang nhắm lại ở góc phòng đối diện, lúc đầu có thể hình dáng cơ thể cuả bạn không được rỏ ràng, lúc ẩn lúc hiện, hoặc lờ mờ thấp thoáng , nhưng với thời gian thì hình ảnh sẽ được thấy rỏ ràng, lúc đầu có thể bạn nhìn mọi vật chung quanh không được rỏ ràng, điều nầy sẽ được giải thích ở phần liên hệ sự cảm nhận của thể vía và thể trí. Ở bước đầu thực tập nầy bạn sẽ để ý ghi nhận tất cả những hiện tượng gì đang xảy ra và bạn đả cảm nhận được những gì.

Khi bạn chuyển di thần thức đi nhập vào một vật gì, thì bạn phải nhìn mọi vật chung quanh với vị trí cuả vật đó, cố gắng cảm nhận sự tương quan và liên hệ cuả vật đó với tất cả những vật khác.

Tức là khi bạn là cái ly, thì bạn thử cảm nhận mặt bàn như thế nào, nếu trên bàn có những vật thể khác, bạn cần cảm nhận sự hiện diện cuả những vật đó ở gần cái ly.

Thí dụ: Trên bàn có một cây đèn cầy đang cháy, gần cái ly, thì bạn cảm thấy sức nóng của cây đèn cầy nầy như thế nào, và khi nhìn xuống bàn , bạn cảm thấy độ cao của cái bàn như thế nào.

Các bạn hảy dùng những vật thể khác nhau để tập chuyển di thần thức vào các vật thể bất động. Bài tập chuyển di thần thức vào các vật thể trên, cần thực tập hằng ngày, mổi ngày tối thiểu khoảng từ 5 đến 10 phút. Các bạn cần luyện tập bài tập trên một cách thường xuyên, cho đến khi nào các bạn có thể xuất thần một cách tùy ý và dể dàng nhập thần thức vào bất cứ vật thể nào mà các bạn muốn.

Những trở ngại và sự khó khăn khi tập bài tập nầy có thể xảy ra, và sẽ được đề cập đến trong chương sau.

Sau đây là một vài ấn chứng của vài hành giả khi bắt đầu tập bài tập nầy, được nêu ra để các bạn tham khảo và vấn đề được sáng tỏ hơn:

Trường hợp 1:

Người thực tập, xuất thần thức nhập vào một bóng đèn tròn , nằm trên trần nhà ở một góc phòng đối diện. Trong khi đó anh ta đang ngồi trên một cái ghế ở một góc phòng đối diện, cùng phòng với bóng đèn. Ngăn cách bởi một cái cầu thang ở giửa.

Theo lời anh ta kể lại rằng:

Đầu tiên anh ta cảm thấy rất khó khăn, mà nhập vào vị trí của cái bóng đèn, anh chỉ có thể ở vị trí của cái bóng đèn trong một giây phút thoáng qua, là anh ta đả phát giác ra, anh ta đả trở về với cơ thể xác thịt của mình rồi; anh có một cảm nhận rằng, có một sự giằng co, dội ngược, tới lui, của thần thức giữa cơ thể xác thịt và cái bóng đèn.

Một khi anh ta đã nhập thần thức được vào trong bóng đèn rồi, anh cảm thấy bức tường rất gần với bóng đèn (thực ra có một bức tường gần cái bóng đèn). Đầu tiên, anh cố gắng dùng đầu óc phân tích và trí nhớ , để nhớ lại cảnh vật trong phòng, mà anh đã thường biết trước, thì thần thức của anh liền nhập trở lại thể xác ngay tức tốc.

Tức là, khi anh thấy, thì anh thấy cảnh vật ngay tức thì, còn nếu anh xử dụng đến sự suy nghỉ của ý thức để thấy, thì thần thức của anh sẽ bay trở về cơ thể xác thịt, ngay lập tức.

Khi anh ở vị trí của bóng đèn, anh nhìn xuống, anh thấy cơ thể xác thịt của anh bên dưới, nhưng anh không thể thấy rỏ ràng, màu sắc y phục của anh đang mặc và kiểu tóc của anh đang có.

Khi anh thử dùng trí óc và trí nhớ của anh để nhớ lại cảnh vật trong phòng, thì thần thức của anh liền bay về cơ thể ngay lập tức, việc nầy đã xảy ra, ba đến bốn lần, còn những cảnh vật mà anh thấy được, nó được cảm nhận một cách tự nhiên, không qua cơ chế sinh hoạt, sinh lý bình thường của ý thức thường ngày, trong cuộc sống.

Có một điều xảy ra, bất ngờ và lý thú là, anh ta thấy từ vị trí bóng đèn, ở phía dưới có hai cái hộp, một cái thì đựng một loại dây gì đó và một hộp đựng giấy vụn. Mà trước đó anh ta không để ý, là có hai vật nầy trong phòng.

Khi anh ta, trả thần thức về cho cơ thể, thì anh ta liền đi đến vị trí hai cái hộp, mà anh thấy khi nảy, khi anh ở vị trí của bóng đèn, thì nay anh thấy, cái hộp đựng dây khi nảy, thực ra, không phải là cái hộp đựng dây, mà là một cái máy phóng đại âm thanh Hi Fi cho cây đàn điện của anh, còn cái hộp kia thì đúng là một cái hộp đựng giấy vụn.

Một điều nữa là, khi anh ở vị trí của bóng đèn thì anh thấy, hai vật ở dưới, nằm lệch qua một bên, chớ không phải nằm ngay ở dưới bóng đèn; khi anh leo lên vị trí của bóng đèn với cơ thể xác thịt cùng ý thức của anh để kiểm chứng lại, thì anh mới thấy là đúng như thế. Như vậy là trong bài tập vừa qua anh đã thực sự là cái bóng đèn rồi.



Trường hợp 2:

Người thực tập, xuất thần nhập vào một cuốn sách đang nằm dưới sàn nhà.

Anh ta kể rằng:

Khi anh ta trở thành cuốn sách trên sàn nhà, điều đầu tiên, là anh ta cảm thấy là có sự thay đổi trong chiều cao, và anh thấy cơ thể xác thịt của anh đang ngồi trên ghế, ở trên đầu của anh; và anh nhìn mọi vật chung quanh với một góc độ và chiều cao khác với góc độ khi anh nhìn với chiều cao, khi anh còn ở trong cơ thể xác thịt. Anh cảm thấy, anh đang nằm trên một tấm thảm và các sợi chỉ mịn màng của tấm thảm; từ vị trí cuốn sách, anh nhìn lên trần nhà, anh thấy có những vết sơn củ loang lổ và vài đường nứt cong queo trên trần nhà. Sau khi chấm dứt buổi thực tập, anh ta kiểm soát lại và đi đến nằm sát xuống mặt đất ở vị trí của cuốn sách, mà anh ta nhập vào khi nảy, thì anh ta thấy, góc độ nhìn từ cuốn sách, mà nhìn cảnh vật hiện giờ, giống hệt như cảnh vật, như lúc anh ta đã nhập vào cuốn sách khi nảy, kể cả những vết sơn củ loang lổ và vài đường nứt cong queo trên trần nhà, cũng có thật và giống y hệt những gì nhìn thấy trong lúc anh đang thực tập.

Các bạn cần lưu ý, cái thấy mà các bạn nhìn thấy được, trong lúc xuất thần thức, nhập vào vị trí, góc độ của các vật thể, là cái thấy của tâm nhản (mind’s eye), chứ không phải là cái thấy của con mắt xác thịt trong lúc thức đâu nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét