Link: http://tamlinhvahanhphuc.forumotion.net/t179-topic
Tác Giả: Do ÁNH SÁNG ÚC CHÂU – T2 biên soạn năm 2005
Thông tin thêm về bài viết: Sách tham khảo. Không nên tập theo nếu không có sự hướng dẫn của minh sư.
*******************************************************************************************************
23.- Thuật xuất vía và ý thức bất tử của con người trong việc loại bỏ trạng thái sợ chết.
Có thể dùng thuật xuất vía để khắc phục tâm lý sợ chết. Cái chết là chặng đường cuối cùng, mà thần thức của con người rời khỏi thể xác, khi sợi chỉ bạc kim quang tuyến đã đứt đi. Trước khi chết, nhờ xuyên qua dùng thuật xuất vía, mà ta có thể thám hiểm, khám phá cùng thâu thập những kinh nghiệm của cái chết.
Phương hướng để khắc phục tâm lý sợ chết, là ta cần biết thể xác đối với ta cũng giống như một chiếc xe hơi, là một vật phụ thuộc của ta; mà ta là người chủ nhân của chiếc xe, chứ chiếc xe không phải là ta và ta không tự đồng hóa mình với chiếc xe nầy. Ta có một thể xác, nhờ đó mà người khác có thể nhận diện và biết ta, nhưng ta hoàn toàn không phải là thể xác đó, vì nó đối với ta cũng như là một dụng cụ, để giúp ta tiếp xúc với cỏi vật chất nầy mà thôi.
Trước tiên, xuyên qua thuật xuất vía, mà ta có thể tìm thấy ra được nhiều điểm cảm nhận của ý thức, và nhờ xuyên qua đó mà thể xác của ta, sẽ cảm thấy xa lạ đối với ta, vì ta là thần thức. Tức là có khách quan và chủ thể. Đây là bước đầu của sự cảm nhận ra được rằng, ta không phải là thể xác, nhưng ta có một thể xác. Nhờ sự suy ngẩm hai câu hỏi sau đây, ta có thể biết được ta không phải lả thể xác nầy:
Có thể dùng thuật xuất vía để khắc phục tâm lý sợ chết. Cái chết là chặng đường cuối cùng, mà thần thức của con người rời khỏi thể xác, khi sợi chỉ bạc kim quang tuyến đã đứt đi. Trước khi chết, nhờ xuyên qua dùng thuật xuất vía, mà ta có thể thám hiểm, khám phá cùng thâu thập những kinh nghiệm của cái chết.
Phương hướng để khắc phục tâm lý sợ chết, là ta cần biết thể xác đối với ta cũng giống như một chiếc xe hơi, là một vật phụ thuộc của ta; mà ta là người chủ nhân của chiếc xe, chứ chiếc xe không phải là ta và ta không tự đồng hóa mình với chiếc xe nầy. Ta có một thể xác, nhờ đó mà người khác có thể nhận diện và biết ta, nhưng ta hoàn toàn không phải là thể xác đó, vì nó đối với ta cũng như là một dụng cụ, để giúp ta tiếp xúc với cỏi vật chất nầy mà thôi.
Trước tiên, xuyên qua thuật xuất vía, mà ta có thể tìm thấy ra được nhiều điểm cảm nhận của ý thức, và nhờ xuyên qua đó mà thể xác của ta, sẽ cảm thấy xa lạ đối với ta, vì ta là thần thức. Tức là có khách quan và chủ thể. Đây là bước đầu của sự cảm nhận ra được rằng, ta không phải là thể xác, nhưng ta có một thể xác. Nhờ sự suy ngẩm hai câu hỏi sau đây, ta có thể biết được ta không phải lả thể xác nầy:
1.- Vật gì hay những vật gì mà ý thức của ta không thể có được cùng một vị trí như ta đang là ta? hay nói một cách khác là ta có thể cảm nhận, hay thấy biết được những vật gì không phải là ta, nhưng ta không thể thấy được ta, mà ta chỉ có thể tự cảm nhận được ta là ta mà thôi?
Việc cần làm bây giờ là, ta đặt câu hỏi nầy nhiều lần và tìm câu trả lời cho những câu hỏi nầy; đương nhiên là ta sẽ cảm thấy ngạc nhiên, nếu có câu trả lời nào của ta là đúng, cứ hỏi và tìm câu trả lời như thế, đến phút cuối ta sẽ tự cảm nhận được ta là ai?
Khi ta không tìm được câu trả lời thứ nhất thì ta đi đến câu hỏi thứ hai.
2.- Bây giờ ta đang ở đâu?
Câu hỏi nầy sẽ giúp cho hành giả, biết được mình hiện giờ đang ở vị trí không gian nào? Một khi hành giả đã cảm nhận và biết được mình đang ở đâu, thì hành giả có thể tự hỏi lại mình câu hỏi thứ nhất ở trên.
Sau khi thiền quán với hai câu công án trên, cuối cùng hành giả sẽ đi đến nhận thức sau đây:
Có hai sự thật căn bản mà hành giả tự nhận biết là: Đầu tiên, hành giả sẽ ở tại một vị trí không gian nào đó, ở ngoài hành giả, mà việc nầy hoàn toàn do hành giả tự quyết định hay tự mình muốn như vậy. Căn bản thứ hai là hành giả tự cảm nhận biết rằng vật chiếm cùng một vị trí và cùng một không gian nầy với hành giả, là cơ thể vật chất nầy. Nhưng nếu cơ thể vật chất nầy có cùng một vị trí không gian cùng với hành giả, thì hành giả không phải là cơ thể vật chất nầy, mà hành giả chỉ có được những ý thức cảm nhận xảy ra đối với thể xác nầy mà thôi, khi hành giả muốn chiếm cùng vị trí với thể xác, nói cách khác là thần thức hành giả dùng lục căn của thể xác nầy, để nhận thức biết được thế giới vật chất chung quanh xuyên qua ý thức, mà tiếp xúc với cỏi vật chất, và ý căn cũng chỉ là một dụng cụ vi tế, siêu hình, làm một nhịp cầu trung gian cho thần thức hành giả được sinh hoạt trong cỏi vật chất nầy.
Để hiểu rỏ vấn đề và làm sáng tỏ vấn đề hơn , chúng ta hảy làm một cuộc giải phẩu tâm linh sau đây:
Con người có bảy thể:
Thể xác gồm tứ đại: Đất - nước - gió lửa.
Thể phách gồm có nội nhiệt và hào quang.
Thể vía gồm có cảm dục thể và hào quang thể.
Thể trí gồm có hạ trí và thượng trí.
Thể bồ đề: Thể kim thân.
Ở đây chúng ta mổ xẻ nhiều về cái trí :
Cái trí của chúng ta rất vi diệu, nó được ví như Tề Thiên Đại Thánh trong truyện Tây Du Ký, có 72 phép thần thông, biến hóa vô cùng, chỉ chịu thua bởi chiếc vòng Kim cô kẹp chặt lấy đầu của hành giả, qua biểu tượng học là ví dụ cho phép thiền định, làm an định tâm trí.
Cái trí của chúng ta có thể mở rộng ra hay thu hẹp lại như là chiếc kính hội tụ ánh sáng mặt trời. Khi nó trụ tại nơi nào thì nó truyền sự cảm nhận từ nơi đó về cho thần hồn biết.
Khi nó trụ vào thể xác thì nó sẽ trở thành thần thức tuyến và được ngũ căn báo cáo những cảm nhận của thể xác để dẩn truyền về cho Thần Hồn biết. Khi nó trụ vào cảm dục thể của cái vía thì nó sẽ báo cáo lục dục thất tình thuộc về cảm tình con người về cho thần hồn biết. Khi nó trụ vào tinh tú thể, thì nó sẽ là sợi kim quang tuyến, sinh mệnh tuyến hay là cái cầu nối Antahkarana nối liền thể xác – thể vía và Thần Hồn trong khi xuất vía.
Và nó sẽ trở thành siêu thức là superconscious mind, hay là trực giác mang những thông tin hay mật mả từ không gian nhiều chiều xuống cho thần thức biết, không cần đi xuyên qua tiềm thức nên không bị tiềm thức gạn lọc, filter hoặc bẻ cong đi những nguồn thông tin thuần chất nầy.
Bài thực tập cho câu hỏi 1 :
Sau khi điều hòa hơi thở và an định tâm trí, hành giả chú ý đến xúc giác qua da của mình, hành giả sẽ cảm thấy nhiệt độ nóng lạnh chung quanh; sau đó, hành giả chú ý đến nhịp đập của tim mà biết được tim mình đập nhanh hay chậm, kế đến các cơ quan khác trong thân thể... xuyên qua sự thực hành nầy mà cơ thể sẽ cảm thấy nó là một vật thể khác với thần hồn, và nó tương thông với thần hồn nhờ sự thức giác của cái trí hay gọi nôm na là ý căn.
Bài tập cho câu hỏi 2:
Sau khi điều hòa hơi thở và an định tâm trí, hành giả dùng thuật xuất vía còn gọi là quán tưởng ở nhiều cấp độ khác nhau, để xem mình có phải là thể xác nầy không, mình có phải là những cảm tình của lục dục thất tình nầy không; mình có phải là những sự suy tư hay hình dạng trong tư tưởng nầy không, mình có phải là những hình tư tưởng nầy không. Khi hành giả đi từ thô đến thanh, và hành giả còn nhìn thấy biết một vật nào đó, thì vật đó là khách thể, còn hành giả là chủ thể.
Sau khi điều hòa hơi thở và an định tâm trí, hành giả dùng thuật xuất vía còn gọi là quán tưởng ở nhiều cấp độ khác nhau, để xem mình có phải là thể xác nầy không, mình có phải là những cảm tình của lục dục thất tình nầy không; mình có phải là những sự suy tư hay hình dạng trong tư tưởng nầy không, mình có phải là những hình tư tưởng nầy không. Khi hành giả đi từ thô đến thanh, và hành giả còn nhìn thấy biết một vật nào đó, thì vật đó là khách thể, còn hành giả là chủ thể.
Hành giả cứ dùng tư tưởng suy tư như thế để thiền quán, cho đến khi nào hành giả không nhìn ra được một vật nào khác nữa, thì đến lúc đó hành giả đã tự biết Thần Hồn hành giả rồi đó, vì đến lúc đó không còn đối tượng để quan sát, chỉ còn có chủ thể một mình mà thôi, như mặt nước được yên lặng ở cảnh giới cao, lúc đó hành giả có thể thâu nhận những thông tin ở những cỏi cao hơn một cách dể dàng, nếu hành giả muốn. Tuy nhiên hành giả cần phải biết cách để giải mả những thông tin cao cấp nầy nữa; và nó lại cần một phương pháp tập luyện tâm linh song hành khác nữa vậy.
Bài tập thứ 3 :
Bài tập A :
Nên nhớ, đây là một bài tập để nhận chân ra chủ thể thần hồn, đừng để những phạm trù tư tưởng hay định kiến của quan niệm đạo đức, phong tục của xả hội hay giáo điều của tôn giáo xen vào. Nếu không thích hợp, hành giả có thể dùng bài tập B.
Bài tập nầy hành giả cần có định lực vững, để định buột cái trí vào một ý niệm và một hình tư tưởng đã được chọn sẳn như sau:
Hành già hảy đến ngồi trên băng một công viên hay trong một siêu thị, nơi có đông người qua lại hay nô đùa, hay tại nơi làm việc; Hành giả hảy dùng thể tinh tú hay thể ánh sáng hay là thể vía của mình, để tưởng tượng mình là một linh thể đến từ một hành tinh khác, và hành giả trụ vào thể xác nầy, thông qua hai mắt là hai cái cửa sổ, để hành giả có thể nhìn xuyên qua đó để nhìn ra ngoài; hành giả sẻ thấy những sinh vật đang ở ngoài bộ máy mà hành giả đang trụ nầy, những sinh vật nầy đang lô nhô, láo nháo như là những con vượn, hay là những con khỉ đang lăng xăn đi tới lui. mà từ hành tinh của hành giả đã biết được những sinh vật nầy được gọi là con khỉ người vậy. hành giả cứ dùng định lực như thế mà quan sát những hoạt động của những con khỉ người nầy như thế nào, hành giả sẽ thấy sự nhộn nhịp tức cười nầy đang xảy ra trước mặt của mình xuyên qua hai cái cửa sổ được mở ra từ hai con mắt của bộ máy gọi là con người nầy, những cái nhăn mặt, cười nói, cử chỉ v- v… của những con khỉ nầy.Sau khi quan sát đã rồi, hành giả hảy tưởng tượng mình xuất ra khỏi cơ thể nầy trở về nơi vô cực mà mình đã đi. Lúc nầy, hành giả sẽ cảm thấy mọi vật trở về hư không, không có một niệm hay một suy nghĩ nào cả, giống như vào đại định, mọi vật đều biến mất. Sau một hồi, thần hồn hành giả lay động thần thức của hành giả trở về với cơ thể vật chất của mình, với những kiến thức cùng những suy tư qui ước của xả hội con người của mình với những sợi dây liên lạc trong xả hội thường ngày; lúc đó hành giả sẽ cảm thấy quen thuộc và an định với những sinh hoạt quen thuộc sẳn có, trước khi tập bài tập vừa qua.
Bài tập trên cho ta có thể cảm nhận biết các thể phụ thuộc không phải là ta, mà ta là một thể độc lập, ta có thể trụ vào một nơi nào mà ta muốn, nếu ta biết nơi đó và khả năng của ta cho phép.
Bài tập thứ 3 :
Bài tập A :
Nên nhớ, đây là một bài tập để nhận chân ra chủ thể thần hồn, đừng để những phạm trù tư tưởng hay định kiến của quan niệm đạo đức, phong tục của xả hội hay giáo điều của tôn giáo xen vào. Nếu không thích hợp, hành giả có thể dùng bài tập B.
Bài tập nầy hành giả cần có định lực vững, để định buột cái trí vào một ý niệm và một hình tư tưởng đã được chọn sẳn như sau:
Hành già hảy đến ngồi trên băng một công viên hay trong một siêu thị, nơi có đông người qua lại hay nô đùa, hay tại nơi làm việc; Hành giả hảy dùng thể tinh tú hay thể ánh sáng hay là thể vía của mình, để tưởng tượng mình là một linh thể đến từ một hành tinh khác, và hành giả trụ vào thể xác nầy, thông qua hai mắt là hai cái cửa sổ, để hành giả có thể nhìn xuyên qua đó để nhìn ra ngoài; hành giả sẻ thấy những sinh vật đang ở ngoài bộ máy mà hành giả đang trụ nầy, những sinh vật nầy đang lô nhô, láo nháo như là những con vượn, hay là những con khỉ đang lăng xăn đi tới lui. mà từ hành tinh của hành giả đã biết được những sinh vật nầy được gọi là con khỉ người vậy. hành giả cứ dùng định lực như thế mà quan sát những hoạt động của những con khỉ người nầy như thế nào, hành giả sẽ thấy sự nhộn nhịp tức cười nầy đang xảy ra trước mặt của mình xuyên qua hai cái cửa sổ được mở ra từ hai con mắt của bộ máy gọi là con người nầy, những cái nhăn mặt, cười nói, cử chỉ v- v… của những con khỉ nầy.Sau khi quan sát đã rồi, hành giả hảy tưởng tượng mình xuất ra khỏi cơ thể nầy trở về nơi vô cực mà mình đã đi. Lúc nầy, hành giả sẽ cảm thấy mọi vật trở về hư không, không có một niệm hay một suy nghĩ nào cả, giống như vào đại định, mọi vật đều biến mất. Sau một hồi, thần hồn hành giả lay động thần thức của hành giả trở về với cơ thể vật chất của mình, với những kiến thức cùng những suy tư qui ước của xả hội con người của mình với những sợi dây liên lạc trong xả hội thường ngày; lúc đó hành giả sẽ cảm thấy quen thuộc và an định với những sinh hoạt quen thuộc sẳn có, trước khi tập bài tập vừa qua.
Bài tập trên cho ta có thể cảm nhận biết các thể phụ thuộc không phải là ta, mà ta là một thể độc lập, ta có thể trụ vào một nơi nào mà ta muốn, nếu ta biết nơi đó và khả năng của ta cho phép.
Bài tập B:
Hành giả có thể thay đổi, để tưởng tượng mình là hình ảnh của một vị Thánh, Thần hay Tiên, tùy thuộc vào niềm tin tôn giáo của mình đang theo, và đang đi trụ vào thể xác nầy, mà quan sát sinh hoạt của phàm nhân nơi trần thế, thì bài tập nầy cũng có tác dụng như trên.
Xuyên qua những bài tập và những kiến thức trên, hành giả đã kinh nghiệm và quán thông được, những quan niệm căn bản cùng những khách thể phụ thuộc của thần hồn, thì tâm lý sợ chết sẽ biến mất; vì hành giả biết rằng thể xác không phải là hành giả, và hành giả biết rằng thần hồn hành giả vẩn sống, vẩn tồn tại, mặc dù thể xác đã mất đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét