Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Thuật Xuất Vía Theo Phương Pháp Khoa Học Huyền Bí Tây Phương - Chương 04

*******************************************************************************************************
Nguồn: Đăng trên Tâm Linh Và Hạnh Phúc
Link: http://tamlinhvahanhphuc.forumotion.net/t179-topic
Tác Giả: Do ÁNH SÁNG ÚC CHÂU – T2 biên soạn năm 2005
Thông tin thêm về bài viết: Sách tham khảo. Không nên tập theo nếu không có sự hướng dẫn của minh sư.
*******************************************************************************************************

4.- Sự phát sinh và tích trử năng lượng Sinh Lực Khí.

Theo bản chất, thì ý thức (consciousness) là một loại năng lượng có mang theo tín hiệu mả số, mà ta có thể nhận thấy được qua các biểu đồ của các máy đo sinh vật hồi ứng (Bio-feedback – EEG – EKG).

Có một định luật quan trọng cần ghi nhớ là: Sự gia tăng cảm thức (awareness) và ý thức (consciousness) thì cũng cần phải gia tăng thêm năng lượng và ngược lại; Sự gia tăng năng lượng thì cũng cần phải cần gia tăng cảm thức và ý thức.

Như ta biết, sự xử dụng trạng thái ý thức trong lúc xuất vía, thì ở một tầng số rung động cao hơn trạng thái ý thức trong lúc sinh hoạt bình thường. Có bốn trạng thái và bốn tầng số rung động của ý thức, đo được từ máy sinh vật hồi ứng (bio-feedback) như sau: Trạng thái trong lúc thức (Beta level) có làn sống nảo từ 14 – 27 lần/giây – Trạng thái trong lúc xuất vía – nhập định (Alpha level) có làn sống nảo từ 8 – 14 lần/giây – Trạng thái trong lúc ngũ (Theta level) có làn sống nảo từ 4 - 8 lần/giây – Trạng thái trong lúc ngũ mê (Delta level) có làn sống nảo từ 0 – 4 lần  giây.

Vì lý do nêu trên,ta cần phải tập luyện,phương cách điều khiển hơi thở sau đây,để gia tăng năng lượng dùng trong lúc xuất vía.

Đầu tiên, hảy ngồi trong một tư thế, mà ta cảm thấy thoải mái và thích hợp cho ta nhất, trong khoãng nữa tiếng đồng hồ, điều quan trọng là ta phải ngồi làm sao, mà xương sống và lưng được thẳng đứng, nếu ai có tập qua (Yoga - Du già) và Thiền định, thì có thể ngồi thế hoa sen, bán già hay kiết già; nếu không, thì có thể ngồi thoải mái trên ghế và giữ lưng cho thẳng, không nên tập thở trong lúc nằm.

Sau khi đã chọn được thế ngồi thích hợp, hảy nhắm mắt lại, hảy hít vào bằng mủi, một cách chậm chậm và nhẹ nhàng với một hơi thở, được cân bằng, chia đều theo số đếm từ 1 – 4 trong đầu, sau đó hảy giữ lại hơi thở đó và đếm từ 1 – 6, tiếp theo thở ra bằng mủi và đếm từ 1 – 4; sau đó nín thở ngưng và đếm từ 1 – 6, trước khi tiếp tục lập lại, thở lại chu kỳ thở hít vừa qua. Tức là H4 - G6 - T4 - N6 - H4...

Chu kỳ thở hít được tóm tắt như sau:

-Hít vào đếm 4 nhịp.

-Giữ hơi thở đếm 6 nhịp.

-Thở ra đếm 4 nhịp.

-Ngưng thở đếm 6 nhịp.

- Lập lại chu kỳ Hít thở trên.

Đây là chu kỳ và nhịp thở, còn gọi là cách hít thở năng lượng (Pranayama), trung bình tập trong vòng nữa tiếng đồng hồ.

Cách đếm hơi thở, nhanh hay chậm là tùy theo cơ thể và tùy theo khả năng của bạn, điều quan trọng là phải thở hít một cách thoải mái và điều hòa theo nhịp đếm, không gắp rút và không được căng thẳng.

Khi ta đã quen với một nhịp hít thở nào rồi, thì ta hảy giữ lấy nhịp hít thở ấy với ta; đừng nên đếm và thở hít, lúc chậm, lúc nhanh với những nhịp và độ đếm khác nhau; điều quan trọng là hảy thở hít cho điều hòa và trôi chảy, thoải mái.

Trong lúc thở hít với bài tập như trên, ta sẽ cảm thấy và có những hiện tượng như sau xảy ra:

-Ra mồ hôi ở hai tay.

-Có cảm giác tê tê và giựt giựt ở huyệt lao cung ở khoãng giữa lòng bàn tay.

-Có cảm giác kỳ lạ, nhột nhột, giựt giựt, co bóp nhẹ hay có một lớp sáp mỏng dính ở dưới bụng, giống như cảm giác có được trong lúc căng thẳng thần kinh, cuồng nhiệt hoặc lo sầu; hoặc cảm giác có một làn sóng rung động tê rần, tỏa lan khắp thân thể.

-Cảm thấy cơ thể tự nhiên nhẹ nhỏm lên và mất thể trọng.

-Cảm thấy nóng.

-Cảm thấy như bị kim châm.

-Cảm thấy cơ thể thoải mái , sảng khoái và tràn đầy sinh lực.



Tất cả những cảm nhận trên, là năng lượng của vũ trụ đã được hút nạp vào cơ thể, do cách thở hít theo nhịp chu kỳ điều hòa, cuả bài tập trên mang lại; một khi năng lượng nầy đã được nạp vào trong cơ thể, nó sẽ chạy khắp trong cơ thể như máu lưu thông trong mình vậy.

Ngoài những cảm nhận được, trong lúc tập thở hít như trên, ta còn có được những ích lợi như sau:

-Có một sức khõe tốt hơn: Cơ thể sẽ được hít vào một lượng lớn dưởng khí oxygen và lưu thông khắp cơ thể, mang nhiều năng lượng cho các cơ quan trong thân thể, được cải thiện và trẻ trung hóa, nên chúng hoạt động tốt hơn.

-Nhiều năng lượng cho cơ thể hơn: Với kỷ thuật tích tụ năng lượng qua các chu kỳ ngưng thở sau khi hít thở, cơ thể sẽ được nạp vào và giữ năng lượng lại nhiều hơn theo lối thở bình thường; nên cơ thể sẽ hoạt động dẻo dai và trẻ trung hơn.
-Gia tăng mức độ thức giác cao hơn : Nhờ sự gia tăng năng lượng trong cơ thể, sẽ tạo ra cho ta có được một mức độ nhạy cảm và thức giác cao hơn lúc bình thường.

-Gia tăng khả năng học hỏi: Nhờ phương pháp hít thở nầy, hệ thống thần kinh và tinh thần được an lạc và khõe khoắn, tươi mát, nên đầu óc có khả năng tiếp nhận thông tin nhiều hơn và học hỏi nhiều hơn.

Thử chứng minh cho điều nầy, ta thử làm một thí nghiệm như sau: Lấy một cuốn tạp chí, hảy đọc thử một trang nào đó, xong xem ta đọc trang đó trong khoãng thời gian là bao lâu và ta sau khi đọc, ta đã biết gì và nhớ được gì trong trang đó; sau đó, ta hảy tập hít thở theo nhịp thở đã học trong vòng 15 phút, sau đó, hảy lật một trang khác trong quyển tạp chí vừa rồi và đọc, sau đó, ta sẽ thấy có sự tiến bộ khác nhau thấy rỏ.

Sau một thời gian tập luyện, ta sẽ thấy khả năng và tốc độ đọc sách của ta tăng lên và khả năng nhớ lại những nội dung trong sách cũng tăng lên. Đó là nhờ sự thở hít theo nhịp điều hòa trong thời gian nữa tiếng đồng hồ.

-Tình cảm được lắng đọng an lạc trở lại: Nhờ sự tập thở nầy mà tình cảm, tinh thần và thể xác của ta được an lạc, lắng dịu lại và nhờ sự tập thở nầy, mà ta có thể kiểm soát được tình cảm; nên nhớ rằng, năng lực tâm linh, tình cảm và hình tư tưởng đều cần thiết cung ứng cho sinh hoạt ở cỏi vía; nếu tình cảm mất thăng bằng, thì nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc xuất vía và sẽ mang lại loại tình cảm tiêu cực trên cỏi vía.

Một thí dụ cho việc nầy: có một người con trai , tính tình hay nghi kỵ và ghen tương đối với một người bạn gái; Anh ta nghi là bạn gái của anh ta đang đi đêm với một người đàn ông khác, nên anh ta quyết định xuất vía để theo dỏi người bạn gái nầy, Bởi vì anh ta ghen tương tin tưởng như vậy, nên sự tin tưởng ghen tương và hình ảnh đi đêm nầy của bạn gái của anh ta đã ảnh hưởng đến cỏi vía, trong lúc anh ta thực hành xuất vía để theo dỏi bạn gái cuả anh ta trong đêm đó. Và trong lúc xuất vía anh ta thấy được việc đó trên cỏi vía qua ảnh hưởng tình cảm ghen tuông của anh; nhưng thật tế, thì cô bạn gái của anh ta có thể, không có làm việc đó với người đàn ông khác trên cỏi vật chất với sự đụng chạm thật sự của thể xác hai người, hoặc cô bạn gái của anh ta có thể làm việc đó với người đàn ông khác, trong tư tưởng hay đang nghỉ đến việc chung đụng với người đàn ông khác trên cỏi vía mà thôi.

Do đó, ta thấy trạng thái tình cảm có được trước khi xuất vía sẽ ảnh hưởng đến việc xuất vía. Nên ta cần kiểm soát tình cảm, mới có được sự xuất vía thành công.

Có một định luật quan trọng là: Để kiểm soát và làm thay đổi một trạng thái tình cảm nào, thì ta chỉ cần làm thay đổi nhịp thở hít theo một chu kỳ công thức thở hít, thích ứng với nó mà thôi.

Nếu khi nào ta cảm thấy tức giận, căng thẳng thần kinh hoặc lo lắng, thì ta hảy thở hít với nhịp 4/6, thì trạng thái tình cảm đó, không được cung cấp năng lượng cho nó nữa, thì nó sẻ chết và biến mất mà thôi, thay vào đó ta sẽ cãm thấy an lạc và thoải mái, vì với hơi thở, nhịp thở chậm 4/6 đã tạo ra trạng thái tình cảm an lạc nầy.

Những điều cần lưu ý trong lúc tập thở năng lượng 4/6:

-Dùng bài tập hít thở nầy mổi ngày khoãng nữa tiếng ,nên giữ lưng thẳng đứng trong lúc tập.

-Hảy dùng cách hít thở nầy để nạp năng lượng khi ta cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khi cơ thể thiếu cạn năng lượng.

-Mổi ngày nên tập vào buổi sáng , khi mới thức dậy, như vậy cơ thể ta sẽ nạp đầy đủ năng lượng, cung cấp năng lượng dồi dào cho ta trong ngày ấy.

-Đừng tập trước khi đi ngũ, vì năng lượng quá dư thừa trong đêm, sẽ làm cho ta nằm lăn lộn và khó ngũ.

-Có một trường hợp ngoại lệ, có một loại người, khi tật bài tập nầy sẽ cảm thấy cơ thể mỏi mệt, thì loại người nầy cần tập bài tập nầy trước khi đi ngũ, sẻ giúp họ dể ngũ hơn vì quá mệt, như vậy, sau khi sáng thức dậy, người nầy sẽ cảm thấy khõe khoắn và tràn đầy sinh lực hơn.

-Hảy tập bài tập hít thở nhịp 4/6 khi nào ta cảm thấy tình cảm ta bị nóng giận, ghen ghét, hay lo sợ... để chuyển hóa tình cảm và đạt được thân tâm an lạc.

-Hảy tập bài tập hít thở 4/6 nầy, từ 15 đến 30 phút, trước khi thực tập thiền định hay định trí, quán tưởng hay trước khi làm việc bằng trí óc, nó sẻ giúp cho ta làm các việc trên được dể dàng và thành công hơn.

-Bài tập hít thở nầy không có tạo một nguy hại nào cho sức khõe, hảy tập càng nhiều càng tốt, tùy theo óc sáng tạo, bạn có thể tìm được, sự lợi ích của việc tập hít thở theo phương pháp nầy, trong các lảnh vực sinh hoạt khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét