Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Thuật Xuất Vía Theo Phương Pháp Khoa Học Huyền Bí Tây Phương - Chương 22

*******************************************************************************************************
Nguồn: Đăng trên Tâm Linh Và Hạnh Phúc
Link: http://tamlinhvahanhphuc.forumotion.net/t179-topic
Tác Giả: Do ÁNH SÁNG ÚC CHÂU – T2 biên soạn năm 2005
Thông tin thêm về bài viết: Sách tham khảo. Không nên tập theo nếu không có sự hướng dẫn của minh sư.
*******************************************************************************************************

22.- Xử dụng thuật xuất vía trong công việc sáng tạo và tạo hình.

Do hệ thống máy vi tính, số liệu, dử liệu tràn ngập đã tạo nên sự bùng nổ thông tintrong thế giới thương mải ngày nay, làm cho ta khó lòng mà có được một quyết định thỏa mản cho công việc; vì máy vi tính đã cung cấp cho ta quá nhiều tham khảo và báo cáo tràn ngập về nhiều phương diện, nào báo cáo nầy cho là đúng, báo cáo kia cho là phải, báo cáo nọ cho là hay v. v...
Với tình trạng nầy, là người quyết định và xử lỵ́ công việc ta phải làm sao đi thẳng vào trung tâm công việc và giải quyết vấn đề một cách hoàn hảo. Bằng cách dùng một khuôn mẩu được dựng lên từ thuật xuất vía, nó sẽ giúp cho ta có thể tìm được một lời giải đáp cho sự quyết định, để giải quyết những vấn đề khó khăn khó khăn của công việc.
Khuôn mẩu là một thí dụ hay là một mô hình. Trong khi xuất vía, ta có thể tạo ra một mô hình công việc thật sự bằng thể vía; khi mô hình đã được tạo ra trên thể vía, ta có thể phóng đại và diển đạt mô hình nầy phát triển hướng về tương lai và từ đó ta có thể thêm vào những ý kiến hay hành động nào cho thích hợp với mô hình, sau đó ta sẽ có được nhiều lối thoát cho công việc hay nhiều kết quả tốt, từ trong mô hình đã được cập nhật hóa nầy; Mổi hành động sẽ có ít nhất là một kết quả. Do sự theo dỏi những kết quả nầy, ta sẽ biết được phải hành động như thế nào cho có được một kết quả hoàn hảo cho công việc mà ta đang làm.

Sau đây là những bước thực hành để tạo mô hình trên thể vía:

1.- Bắt đầu xuất thể vía của bạn ra phía sau thân xác của bạn khoảng hai thước rưởi.

2.- Từ trong thể vía bạn dùng tưởng tượng tạo ra một mô hình hay hoàn cảnh công việc mà bạn muốn giải quyết. Có thể bạn là giám đốc của một công ty hay bạn là chủ nhân của một dịch vụ nào đó; và bạn đang phân vân không biết phải hành động như thế nào cho công việc làm ăn của bạn trong tương lai. Để thêm vào mô hình đó, bạn hảy tưởng tượng một vài hành động cụ thể nào đó và đặt nó vào mô hình công việc, đương nhiên từ đầu, những hành động nầy, bạn không biết chắc là nó có đem lại kết quả tốt hay không.

3.- Bây giờ bạn hảy tưởng tượng, chọn một hành động thích hợp cho công việc của bạn; bạn sẽ tìm thấy rằng bạn có khả năng thật sự thấy được bằng thể vía của mình, việc gì sẽ xảy ra khi bạn chọn lấy hành động nầy cho công việc của bạn Những ấn tượng tự nhiên như là một hình ảnh, một đoạn phim điện ảnh hay một dự cảm sẽ hiện ra trong cảm quan trực giác của bạn.

4.- Sau đó, bạn hảy chọn một hành động khác mà đặt vào mô hình công việc của bạn, rồi theo đó bạn sẽ thấy công việc của bạn sẽ tiến triển như thế nào theo hành động đã được chọn nầy, chúng ảnh hưởng thế nào đến mô hình công việc của bạn.

5.- Bây giờ, bạn hảy đem kết quả hai hành động, sau khi đã lồng vào mô hình ra so sánh; bạn sẽ chọn lấy kết quả của hành động nào tốt nhất cho công việc của bạn.

6.- Cuối cùng, bạn đưa thể vía của bạn, trả về cho thể xác và bạn trở về ý thức sinh hoạt thường này mà bạn đanh sống.

Kỷ thuật mô hình xuất vía nầy, có thể dùng cho bất cứ một tình huống nào của công việc, mà nó đòi hỏi một sự quyết định đúng đắn nhất và có được một kết quả tốt nhất cho công việc mà bạn đang gặp phải.
Tuy nhiên có một điều quan trọng là, bạn cần khách quan, đừng để cho những thành kiến chủ quan của bạn xen vào.
Để tránh việc nầy xảy ra, trước khi xuất vía để tạo mô hình cho công việc, thì bạn nên tập thở theo nhịp trước (xem lại các phần đầu về cách thở theo nhịp), để tâm được an định, như vậy những thành kiến của cá nhân sẽ ít can thiệp vào kết quả của mô hình công việc nầy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét